Không gian, Có thể lập luận rằng cảm quan không gian của Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh của cảm xúc hoài cổ. Bàn về quan hệ giữa hoài niệm và cảm quan không gian, Brenda Yeoh và Lily Kong đã gợi ý rằng cảm xúc hoài cổ được bộc lộ rõ ràng nhất khi “cảm giác lạc lõng về thời gian được bồi lên cảm giác lạc lõng về không gian”, và khi “những dấu hiệu thị giác đã qua chọn lọc của quá khứ tiềm ẩn trong phong cảnh mà người ta thường gặp hàng ngày^ không chỉ_ gợi lên sự tôn thờ quá khứ^ mà còn_ tạo nên một cảm quan chung về nguồn cội”.
Chúng ta tin rằng, vì Hà Nội vẫn đang tiếp tục biến đổi, những cảm xúc hoài cổ tiềm ẩn trong các bức tranh của Phái và Hùng sẽ là những tài liệu quan trọng về cảm quan không gian của Hà Nội. Khi nghiên cứu những bức tranh vẽ phong cảnh kiến trúc Hà Nội, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, để có thể hiểu sâu hơn về cảm quan không gian của tác phẩm, nhất thiết phải xem xét bối cảnh xã hội và lịch sử của tác phẩm đó.
Không gian đô thị trong kiến trúc
Bối cảnh là một phương diện quan trọng của bài viết này, vì nó đề cập đến khả năng biểu đạt các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực về một không gian địa phương của hội họa.
Hoài niệm, ký ức và mơ ước tiềm ẩn được thể hiện qua các bức tranh là hệ quả của các trải nghiệm cá nhân rất khác biệt về môi trường kiến trúc của Hà Nội, nơi các công trình của thời trước Pháp thuộc và thời Pháp thuộc xen lẫn với những ảnh hưởng của Liên Xô, và của thời chiến, cũng như những thay đổi đô thị sau thời Đổi Mới. Vì vậy, những bức tranh này làm phong phú thêm kiến thức của chúng ta về sự pha trộn kiến trúc ở Hà Nội và cảm quan không gian phức hợp, đa cấp ở đây. Cách đặt vấn đề hội họa của các họa sỹ rất khác biệt, từ đó có thể suy diễn rằng cảm quan không gian ở Hà Nội đã biến chuyển theo những thay đổi kinh tế-xã hội và chính trị do sự can thiệp từ bên ngoài gây ra, đồng thời văn hóa bản địa mà biểu hiện là những khuôn mẫu của cuộc sống và tập tục ở làng vẫn tác động mạnh mẽ đến tính cách của thủ đô.