Kiến trúc Hà Nội cũng được định dạng bởi nhiều khu chung cư tập thể theo phong cách Xô-viết, được thấy trong nhiều bức tranh siêu thực của Nguyễn Mạnh Hùng. Khu tập thể (KTT) là cách người dân ở đây gọi những khối căn hộ chung cư kiểu Liên Xô (microrayon) được xây vào thời kỳ cao trào của tư tưởng cộng sản, sau hòa bình lập lại ở miền Bắc.5 Mỗi KTT là một cộng đồng dân cư riêng, gồm khoảng bốn hoặc năm khối nhà căn hộ có các dịch vụ cơ bản kèm theo, như trạm y tế, trường học và nhà trẻ. Mỗi khối nhà có vài loại căn hộ tiêu chuẩn dành cho các gia đình đông hay thưa người, tùy theo số người trong gia đình, với bếp và buồng tắm chung.
Một góc kiến trúc đẹp tại Hà Nội
Thường những căn hộ này do một doanh nghiệp nhà nước làm chủ quản, để cung cấp nơi ở cho cán bộ công nhân viên của mình.
Hậu quả của Chiến tranh đối với Hà Nội. Dù cuộc chiến tranh chống Mỹ (1955-1975) đã kết thúc từ hơn ba mươi năm trước, những trải nghiệm về cuộc chiến và hậu quả của nó dường như vẫn là tác nhân chính tạo nên những hình ảnh rõ nét nhất về Hà Nội đối với rất nhiều người. Cảm quan không gian của họ chịu tác động rất mạnh từ các đợt ném bom của Mỹ trong thập niên 1960.6 Những công trình lớn của thành phố bị phá hủy phần nào dưới bom Mỹ, và những khu dân cư, cả ở trong lẫn ở ngoài Khu Phố cổ đều bị tàn phá nặng nề. Tác động của chiến tranh lên diện mạo kiến trúc của Hà Nội được David Lamb, nguyên phóng viên chiến tranh của báo Los Angeles Times bình luận trong đoạn viết sau, ghi lại những hồi tưởng về hoàn cảnh khó khăn của Hà Nội trong chiến tranh:
Hà Nội trở nên buồn thảm và u trầm. Những kệ hàng trong cửa hàng quốc doanh trống rỗng, phố xá hoang vắng, chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc xe đạp và hiếm hoi lắm mới có một chiếc xe Liên Xô chạy qua^ Khách sạn Metropole hoa lệ ngày xưa – một thời là trung tâm của đời sống Pháp tại thuộc địa^ rơi vào tình trạng hư hỏng đến nỗi khách có thể nhìn thấy phòng ở tầng trên mình qua những lỗ thủng trên trần. Một người khách từng ở đó kể lại rằng có đêm ông ta bị thức giấc vì tiếng chuột gặm va ly của mình. Những kẻ lấn chiếm dọn vào các vi-la sang trọng dọc đường Điện Biên Phủ.7